Túi thời trang “Made in Vietnam” từ chất liệu chẳng ai ngờ: Nhìn độ “độc” và giá cả, nhiều người sẽ muốn có cho mình một chiếc

Trên sản phẩm đều có 1 nhãn dán với dòng chữ “Tôi từng là…”, cho biết gốc gác độc đáo của miếng vải bạt làm nên chiếc túi.

Với mong muốn giảm thiểu rác thải nhựa, thương hiệu thời trang.

Chị Kiều Anh, giám đốc điều hành cho biết những tấm bạt làm từ nhựa có thành phần chính là PVC, rất khó để phân hủy. Nếu không được xử lý đúng cách, chúng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.

Dòng Dòng thu mua bạt cũ, bạt vụn mang về xưởng để làm sạch và xếp gọn. Sau đó, họ dùng men vi sinh, baking soda, giấm ăn, cồn sát trùng… để làm sạch những vết bẩn, vết ố đã qua sử dụng. Sau khi làm sạch, bạt sẽ được phơi khô và gấp gọn.

Chị Kiều Anh cũng cho biết chất liệu bạt thường cứng, chống thấm tốt, độ bền cao nên rất phù hợp làm ba lô. Không những thế, chúng còn đa dạng hoạ tiết, màu sắc tạo nên nét đặc trưng của sản phẩm Made in Dòng Dòng.

Do màu sắc đa dạng của vải bạt nên các mẫu ba lô chỉ giống nhau về kích thước, cấu tạo. Còn màu sắc sẽ được thiết kế ngẫu hứng dựa vào từng đợt bạt thu gom được. Chính vì thế, mẫu mã của ba lô cũng đa dạng theo.

Người thợ may dựa trên bản thiết kế có sẵn, dùng khuôn rập để đo đạc và cắt thành những miếng nhỏ. Thường người thợ dùng máy cắt chuyên dụng để cắt chính xác và tránh làm hư mép, viền bạt.
Cuối cùng, bạt sẽ được ủi thẳng để may ráp thành sản phẩm. Các công đoạn này được làm hoàn toàn thủ công nhằm hạn chế bạt vụn thải ra môi trường.

Khi sản xuất, mọi chi tiết như màu sắc sặc sỡ, họa tiết kỳ lạ hay vết xước, phai trên tấm bạt đều được giữ nguyên. Chị Kiều Anh chia sẻ: “Mỗi một tấm bạt tạo nên chiếc balo, túi xách đều có câu chuyện và giá trị của riêng nó nên chúng mình lựa chọn giữ lại và nâng niu chúng như một nét đặc biệt của sản phẩm”. Trên hình là sản phẩm Tôm Càng làm từ những tấm bạt ao tôm ở tỉnh Sóc Trăng.

Từ những miếng rác tưởng chừng bỏ đi, nay được tái sinh dưới một hình dáng mới thế nên các sản phẩm của Dòng Dòng đều có những câu chuyện riêng về “vòng đời trước” của chúng. Anh Quang Trung, quản lý Thương hiệu của Dòng Dòng cho biết: Khi thu gom bạt cũ, chúng mình đều ghi lại thông tin về địa điểm, chức năng của nó. Sau đó, Dòng Dòng sẽ in những miếng dán “Tôi từng là” dán trên sản phẩm để tạo nên sự khác biệt của chất liệu tái chế.

Chị Kiều Anh tin rằng giá cả của chiếc túi nằm ở giá trị và chất lượng của chúng chứ không chỉ vì sự bền vững của sản phẩm tái chế. Những chiếc túi được làm từ rác thải nhựa nhưng khi đặt cạnh những balo chuyên dụng khác vẫn có thể cạnh tranh và nổi trội hơn. Một chiếc túi tote của Dòng Dòng giá khoảng 400.000 đồng. Túi chéo giá quanh mức 800.000. Đắt nhất là túi công sở và ba lô, giá khoảng 900.000 đồng.

Những sản phẩm của Dòng Dòng đưa đến một khía cạnh mới về khả năng tái sử dụng của những vật liệu nhựa, tái sinh một vòng đời cho những loại rác thải nhựa. “Trong tương lai, Dòng Dòng sẽ nghiên cứu chất liệu và sử dụng công nghệ để tái chế lại nhiều loại nhựa khác đem đến những sản phẩm mới cho người dùng”, Kiều Anh cho biết.

PV

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *